XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM PHÈN TRONG AO NUÔI TÔM

Người nuôi tôm thường nói: “’Nuôi tôm nuôi nước” vì đối với nuôi tôm chất lượng nước là yếu tố cực kỳ quan trọng. Để việc nuôi tôm đạt hiệu quả cao, người nuôi tôm cầm kiểm soát chất lượng nước rất cẩn thận qua các thông số như độ pH, nhiệt độ, độ kiểm, hàm lượng oxy hoá… Hiện nay nguồn nước được sử dụng chủ yếu trong nuôi tôm là nước giếng khoan. Tuy nhiên nguồn nước giếng khoang đang bị nhiễm phèn một cách nghiêm trọng. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi trồng tôm.

1, Nguyên nhân nước nhiễm phèn.

– Nước nhiễm phèn là nước có màu vàng, mùi tanh, khi nếm có vị chua, dễ bám màu trên mọi bề mặt và đồ đạc.

– Nước bị nhiễm phèn là do đặc tính thổ nhưỡng đất phèn gây nên, nguyên nhân này chủ yếu xuất hiện tại các vùng đồng bằng châu thổ.

– Ô nhiễm môi trường: quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển nhanh dẫn đến các vấn đề về môi trường.

– Hàm lượng Anion sunfat có quá nhiều trong nước gây nên hiện tượng nước nhiễm phèn.

2, Tác hại của nước nhiễm phèn đối tới nuôi tôm

– Để việc nuôi tôm có năng xuất cao thì nguồn nước phải đạt tiêu chuẩn về:

  •  Nhiệt độ: 20oC – 30oC
  •  Độ pH: 7,5 – 8,5
  •  Hàm nược oxy hoà tan: >5mg/l
  •  Độ kiềm: 100 – 150mg/l
  •  Độ trong: 30 – 35cm
  •  Độ muối: 10 – 25/oo

– Tuy nhiên, trong nước giếng khoan nhiễm phèn thì các thông số trên đều vượt mức cho phép. Chính vì vậy mà dẫn đến tinh trạng:

    + Mềm vỏ tôm: do nước nhiễm phèn có hàm lượng ion Ca, Mg thấp, không thể cung cấp đủ lượng Canxi  và các khoáng chất khác cho quá trình tạo vỏ của tôm.

    + Tôm chậm lớn: sống trong điều kiện nước nhiễm phèn sẽ làm quá trình hô hấp với tần suất ao, áp suất thẩm thấu thay đổi làm cho tôm mất năng lượng, các hoạt động enzyme ngừng trệ, khả năng hấp thu khoáng chất kém nên khả năng tăng trưởng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

     + Lột xác không hoàn toàn: nước nhiễm phèn thường có độ pH thấp sẽ làm cho tôm khó lột xác. Tuy nhiê, quá trình tạo vỏ không hoàn chỉnh, phèn bám sẽ làm tôm lột xác không hoàn toàn và dính vỏ.

3, Cách xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn cho nuôi tôm

– Có một số phương pháp để xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn để phục vụ việc nuôi tôm như dùng tro bếp, vôi,… Tuy nhiên những phương pháp này không đạt được hiệu quả như mong đợi. Chính vì vậy mà lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan là một giải pháp tối ưu nhất để phục vụ việc nuôi tôm.

– Hệ thống lọc nước giếng khoan có thể lọc được hoàn toàn các vi sinh vật, vi khuẩn, kim loại nặng và các tạp chất khác có trong nước. Đảm bảo nguồn nước đầu ra an toàn, đạt tiêu chuẩn của nước nuôi tôm.

– HBTech là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và lắp đặt các hệ thống lọc nước, đặc biệt là trong lĩnh vực xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn.

– Với việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào trong việc xử lý nước giếng khoan, HBTech cam kết loại bỏ triệt để Sắt, Asen, Mangan, lọc các tạp chất hữa cơ trong nước…

Hệ thống lọc nước giếng khoan HBTech có công suất từ 0,5m3/h đến 30m3/h phù hợp với nhu cầu sử dụng lớn đối với những đầm nuôi tôm.

Để có hiệu quả cao trong việc nuôi tôm, các chủ trang trại cần đưa ra giải pháp tốt nhất cho nguồn nước của mình. Chúng tôi có những giải pháp tốt nhất về nguồn nước cho các trang trại nuôi tôm.

Bài viết liên quan

Tình trạng nước và Hệ thống lọc nước sinh hoạt

Tìm hiểu tình trạng nguồn nước sinh hoạt và phương pháp xử lý bằng hệ thống lọc nước sinh hoạt....

Nước giếng khoan là gì – Cách xử lý nước giếng khoan

Nước giếng khoan là nguồn nước nằm sâu trong lòng đất và được khai thác từ mặt đất đến các...

Nước giếng khoan là gì? Nước giếng khoan có tốt không?

Nước giếng khoan là gì? Nước giếng khoan có tốt không? Nước giếng khoan đã qua xử lý là một điển...