Dấu Hiệu Của Nước Giếng Khoan Nhiễm Phèn

Nước giếng khoan là nguồn nước sinh hoạt chính tại nhiều hộ dân Việt Nam. Tuy nhiên trong nước giếng khoan chứa rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Trong đó tình trạng nước giếng khoan nhiễm phèn xuất hiện khá phổ biến. Nước nhiễm phèn có dấu hiệu như thế nào và nó gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không ? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.

Nước giếng khoan bị nhiễm phèn

Nước giếng khoan bị nhiễm phèn

1. Nước nhiễm phèn là gì ?

Phèn có trong nước giếng khoan có cấu tạo tinh thể đồng hình, tạo nên bởi các anion sunfat SO4-2 (cũng có thể là anion selenat SeO4-2; anion phức SeF4-2 hoặc ZnCl4-2) và cation của hai kim loại có hoá trị khác nhau. Công thức chung của phèn là MIMIII(SO4)2.12H2O

Có thể hiểu theo cách đơn giản, nước bị nhiễm phèn là nguồn nước chứa hàm lượng lớn các muối hòa tan của các ion kim loại như Fe, Mn, Al kết hợp với gốc (SO4)2- vượt quá mức cho phép. Các chất phèn này chủ yếu xâm nhập vào các mạch nước ngầm do có sự tích tụ và quá trình lưu thông dòng chảy trong mạch nước ngầm.

2. Cách nhận biết nước giếng khoan nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn có thể quan sát dễ dàng bằng trực quan, nước nhiễm phèn thường có màu vàng đục, vị chua, có mùi tanh đặc trưng.

Ngoài ra, nếu nguồn nước bị nhiễm phèn nhẹ mà ta không thể quan sát bằng mắt thường thì có thể sử dụng một số cách sau:

  • Thử với nước chè: dùng nước giếng khoan pha với nước chè nếu xảy ra hiện tượng nước chè chuyển sang màu tím thẫm thì nguồn nước nhà bạn đã bị nhiễm phèn.
  • Sử dụng nhựa chuối: lấy một ít nhựa chuối cho vào cốc nước nếu cốc nước chuyển sang màu đậm thì nguồn nước đó bị nhiễm phèn.

3. Sử dụng nước giếng khoan nhiễm phèn có ảnh hưởng gì ?

Sử dụng nguồn nước giếng khoan nhiễm phèn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn, hơn nữa các cặn bẩn trong nước còn làm oxi hóa, hỏng hóc các thiết bị gia dụng :
  • Nước có mùi tanh vị khó chịu (do ion Fe2+ tan trong nước), màu đỏ nâu (ion Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ tạo kết tủa làm cho quần áo bị ố vàng khô ráp dễ mục, sàn nhà và dụng cụ chứa đựng bị ngả màu, đóng cặn và ăn mòn.
  • Khi nước nhiễm phèn đi vào cơ thể, ion Fe2+ và Mn2+ kết hợp với các hợp chất trong bộ máy tiêu hóa từ đó làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, hình thành kết tủa gây khó tiêu, bệnh về đường ruột và có thể là ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
  • Khi dùng nước nhiễm phèn để sinh hoạt, giặt giũ, tắm rửa sẽ gây khô da, phồng, tróc vảy

Khi trong nước giếng khoan có chứa hàm lượng sắt và mangan cao, lớn hơn giới hạn cho phép, nước có mùi tanh, vị chua chua  do đặc trưng tính axit của muối phèn sẽ làm giảm chất lượng nguồn nước ăn uống sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy khi nước bị nhiễm phèn thì phải tiến hành xử lý khử phèn, loại bỏ sắt và mangan xuống nồng độ hòa tan trong nước ở mức nhỏ hơn 0.1mg/l và 0.05mg/l.

Chi tiết cách xử lý nước giếng khoan trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả  : https://congnghelocnuochbtech.com/he-thong-loc-nuoc-gieng-khoan-hbtech/

Sử dụng nước giếng khoan nhiễm phèn không chỉ gây nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chính vì vậy cần có các phương pháp xử lý phèn trong nước một cách triệt để.

Gọi ngay để được hưởng nhiều chế độ ưu đãi

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề xử lý nguồn nước, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0968.268.687 để được tư vấn 24/7

Bài viết liên quan

Lọc Nước Gia Đình: Cách chọn máy lọc nước phù hợp

Với tình trạng nước ngày càng đáng báo động như hiện nay, thì việc lựa chọn cũng như độ quan...

Lợi ích của hệ thống lọc nước gia đình

Hệ thống lọc nước gia đình mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và cuộc sống hàng ngày. Cùng...

Lọc nước gia đình: Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động

Lọc nước gia đình trong sinh hoạt một là một phần không thể thiếu để đảm bảo nguồn nước sạch...