Cách nhận biết nguồn nước sinh hoạt nhiễm Sắt, Mangan, Chì, Cặn đá vôi, Clo

Bạn đang lo lắng về nguồn nước sinh hoạt của gia đình bạn ? Nguồn nước đang có dấu hiệu bất thường : màu sắc, mùi vị khác lạ? Rất có khả năng nước nhà bạn đang bị nhiễm độc tố, kim loại nặng có hại. Vậy đâu là cách nhận biết chúng và nguyên nhân từ đâu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết dưới đây

Nước sinh hoạt tại các hộ gia đình Việt Nam chủ yếu sử dụng từ hai nguồn chính : nước giếng khoan và nước máy. Nguồn nước giếng khoan được lấy trực tiếp từ sâu trong các mạch nước ngầm nên chứa rất nhiều các tạp chất bẩn, các độc tố, kim loại nặng. Nước máy là nước đã được xử lý, lọc qua các trạm lọc tuy nhiên một số trạm thiết kế không đúng hoặc máy móc thiết bị đã sử dụng lâu, sai quy trình nên dẫn tới tình trạng nước không xử lý hết được kim loại nặng, tồn dư nhiều clo trong nước.

1.Nước giếng khoan

Trong lòng đất chứa rất nhiều kim loại nặng : Sắt, Chì, Mangan,… các thành phần này dễ ngấm vào nguồn nước và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

1.1. Nhận biết nước nhiễm sắt

Để nhận biết nguồn nước nhiễm sắt, bạn có thể thông qua các biện pháp đơn giản như sau :

  • Nguồn nước bị nhiễm sắt thường có mùi hôi, tanh
  • Khi để nước ra chậu khoảng 15-30 phút, nước chuyển sang màu vàng đục và nổi váng
  • Đổ nước chè vào nguồn nước, nếu nước giếng chuyển màu tím đen chứng tỏ nước bị nhiễm sắt nặng
  • Đổ nhựa chuối vào nước, nếu nước chuyển sang màu đậm thì nguồn nước nhiễm sắt
  • Ngoài ra, nước nhiễm sắt khiến cho các vật dụng, tường trong nhà bị ố màu nâu đỏ, quần áo bị ố vàng
Nước nhiễm sắt làm cho nước chè bị chuyển màu tím đen

Nước nhiễm sắt làm cho nước chè bị chuyển màu tím đen

Nước nhiễm sắt làm tường bị ngả vàng nâu

Nước nhiễm sắt làm tường bị ngả vàng nâu

Tác hại của nước nhiễm sắt :

Sử dụng nguồn nước nhiễm sắt trong một thời gian dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe : suy gan, các bệnh liên quan đến tim mặt, các vấn đề về dạ dày, bệnh về da…đặc biệt đây có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh mãn tính, ung thư.

Đời sống sinh hoạt thường ngày của các hộ gia đình có thể bị ảnh hưởng : vết bẩn đỏ gạch trên các vật dụng như thau, chậu, vòi nước, quần áo, bát đĩa, bồn rửa…

Nước nhiễm sắt cũng dễ ăn mòn kim loại, ảnh hưởng đến các thiết bị máy móc trong nhà cũng như trong sản xuất công nghiệp

1.2. Nhận biết nước nhiễm Mangan

Mangan là một kim loại màu trắng bạc, có mặt trong nước ở dạng ion hòa tan (Mn2+), nếu có hàm lượng cao từ 1-5 mg/lít sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến một số cơ quan trong cơ thể, làm suy giảm sức khỏe người dùng. Cách nhận biết nước nhiễm Mangan :

  • Nước nhiễm Mangan thường có những biểu hiện như nước có mùi tanh, đục, có màu vàng
  • Thường tạo lớp cặn đen đóng bám vào thành và đáy dụng cụ chứa nước.

Tác hại khi sử dụng nguồn nước nhiễm Mangan:

  • Lượng Mn hấp thu vào cơ thể cao có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch, gây biến chứng xấu cho sức khỏe người dùng.
  • Sử dụng nguồn nước nhiễm mangan có thể làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động liên quan đến tay và chuyển động của mắt, lâu ngày có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không bình thường, dáng đi và ngôn ngữ bất thường. Đặc biệt, nước nhiễm Mangan gây ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ em và phụ nữ mang thai.
  • Nước nhiễm Mangan thường có cặn đen dễ gây ách tắc cho đường ống dẫn nước, dễ  làm hỏng các thiết bị trong nhà

1.3. Nhận biết nước nhiễm Chì

Chì là một loại độc tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tuy nhiên nó lại không biểu hiện ra bên ngoài. Chính vì vậy để biết nguồn nước có bị nhiễm chì hay không, bạn nên đi xét nghiệm máu để biết chính xác. Các hộ ở gần các khu công nghiệp, khai khoáng hay gần các khu ô nhiễm nên cần thường xuyên đi kiểm tra

  • Nhiễm độc cấp tính: thường có các biểu hiện : nôn, hôn mê, co giật, hoặc thậm chí có thể tăng áp lực nội sọ, tổn thương não, nơ ron thần kinh.
  • Nhiễm độc mãn tính: độc tố tích tụ dần trong cơ thể gây rồi loạn chức năng thần kinh, đặc biệt đối với trẻ nhỏ có thể gây ra tình trạng tăng động, suy giảm nhận thức, giảm trí thông minh.

1.4. Nước nhiễm cặn đá vôi

Tình trạng nước nhiễm đá vôi ngày càng tăng cao nhất là ở các vùng núi cao. Nước nhiễm cặn đá vôi thường có các biểu hiện sau :

  • Xuất hiện các mảng bám màu trắng giống như đá vôi trên các thiết bị trong nhà : ấm đun nước, thau chậu, xoong nồi, bát đĩa,…
  •  Khi giặt đồ bằng nước bị nhiễm đá vôi, nước giặt đồ sẽ cho ra ít xà bông hơn so với nước thường,
  •  Nước nhiễm đá vôi còn làm cho quần áo sau khi phơi sẽ khô ráp và mau bị mục nát.

Tác hại của nước nhiễm cặn đá vôi :

  • Gây mất mùi vị, đôi khi còn làm biến đổi màu sắc của đồ ăn.
  • Làm tốn năng lượng khi đun nấu và có thể gây nên hiện tượng chậm sôi rất nguy hiểm với nồi hơi.
  • Đặc biệt, nước cứng còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng nếu sử dụng trong thời gian dài
  • Trong quá trình sản xuất, các thiết bị máy móc cần nhiệt lượng đủ lớn để hệ thống có thể vận hành trơn tru, tuy nhiên nếu xuất hiện các mảng bám do cặn Canxi tạo ra sẽ làm giảm nhiệt của máy móc từ đó làm giảm hiệu suất làm việc thậm trí gây hỏng hóc thiết bị.

>> Các giải pháp xử lý nước giếng khoanhttps://congnghelocnuochbtech.com/giai-phap-su-ly-nuoc-gieng-khoan-giup-nuoc-trong-sach/

Liên hệ để được kỹ sư hàng đầu tư vấn cụ thể

2. Nước máy

Nước máy là nước đã được qua xử lý qua 4 giai đoạn của các nhà máy lọc nước : Làm thoáng – Lắng tiếp xúc – Lọc cát – Sát trùng. Quy trình này xử lý tốt Sắt, tuy nhiên trong thực tế nhiều trạm xử lý không tốt do thiết kế sai, không loại bỏ được hết Sắt, chỉ loại bỏ được một phần  Asen , Mangan, phần nhỏ Amoni do hấp phụ trên cặn Sắt. Đặc biệt trong nước máy còn chứa rất nhiều Clo dư thừa trong quá trình sát trùng. Cách nhận biết nước chứa nhiều thành phần Clo :

  • Nước có mùi nồng, hắc đặc trưng như ở các bể bơi
  • Nước hơi màu ngả vàng
  • Da thường bị mẩn đỏ khi tiếp xúc lâu

Tác hại của nước nhiễm clo :

  • Tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là tim mạch, làm tăng huyết áp đáng kể, gây một số biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy cho con người.
  • Nếu hàm lượng clo dư trong nước quá lớn (mức 0,5mg/lít) có thể gây ngộ độc, gây ho, khó thở, phù phổi… gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ nhỏ, trực tiếp là làn da.
  • Trong sản xuất, clo làm han gỉ kim loại, làm lão hóa nhanh các vật dụng khi tiếp xúc. Clo sẽ thúc đảy quá trình giải phóng kim loại trong các thiết bị, tạo những độc tố cho nguồn nước.

>> Tham khảo các hệ thống lọc nước đầu nguồnhttps://congnghelocnuochbtech.com/he-thong-loc-nuoc-dau-nguon/

3.Giải pháp nào loại bỏ các tạp chất, kim loại nặng gây hại trong nguồn nước:

Công ty TNHH Công Nghệ Lọc HBTECH với nhiều năm hoạt động và phát triển, là địa chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ máy lọc nước hàng đầu tại Việt Nam. Bằng những nỗ lực, không ngừng học hỏi và nghiên cứu, HBTECH đã và đang được đông đảo Quý khách hàng tin tưởng và lựa chọn là đơn vị cung cấp các sản phẩm giúp nguồn nước sạch, tinh khiết, bảo vệ sức khỏe toàn diện.

HỆ THỐNG LỌC NƯỚC SINH HOẠT DN03 - HBTECH

HỆ THỐNG LỌC NƯỚC SINH HOẠT DN03 – HBTECH

Dây chuyền nước đóng bình đạt chuẩn nước uống trực tiếp

Dây chuyền nước đóng bình đạt chuẩn nước uống trực tiếp

 

Liên hệ để được kỹ sư hàng đầu tư vấn cụ thể

Tham khảo thêm các giải pháp lọc nước an toàn, hiệu quả nhất của HBTECH TẠI ĐÂY. HBTECH xin cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn đồng hành cùng chúng tôi trên con đường đưa nước sạch tới toàn bộ người dân Việt.

Bài viết liên quan

Máy lọc nước nóng lạnh sử dụng trong văn phòng

Hiện nay hầu hết các văn phòng công sở đều cần trang bị một máy lọc nước nóng lạnh. Nó...

Những điều cần biết về chăm sóc cá Koi cho người mới bắt đầu

Việc nuôi và chăm sóc cá Koi không phải chuyện đơn giản, đặc biệt là đối với những người mới...

Tìm hiểu về quá trình sục rửa của bộ lọc tổng đầu nguồn

Bộ lọc tổng đầu nguồn lọc sạch nguồn nước nhờ cơ chế hấp thụ các chất độc hại của các...